Tại sao trẻ bị rối loạn vị giác?

Theo các chuyên gia, nếu như ở người lớn có khoảng 5.000 chồi vị giác thì ở trẻ nhỏ, số lượng gấp đôi khoảng 10.000 chồi vị giác, chính vì vậy trẻ rất nhạy cảm với các vị thức ăn và rất dễ mắc chứng rối loạn vị giác.

Xem thêm ===> Hiểu rõ hơn về chứng rối loạn vị giác ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng rối loạn vị giác

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn vị giác, riêng với trẻ nhỏ, các chuyên gia chỉ ra một số nguyên nhân chính như sau:

Do trẻ bị bệnh: Những bệnh phổ biến trẻ thường mắc phải như viêm họng, viêm mũi, viêm VA, viêm amidan, các bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hóa…gây nên tình trạng ốm sốt, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, trẻ bị nhạt miệng, đắng miệng, chua miệng… nên trẻ không muốn ăn, chân tay mệt mỏi rã rời…

Tại sao trẻ bị rối loạn vị giác - Ảnh 1

Do tác dụng của thuốc: Theo các chuyên gia, thuốc kháng sinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị rối loạn vị giác. Dùng kháng sinh liên tục và kéo dài sẽ làm thay đổi hệ vi khuẩn bình thường ở niêm mạc miệng, dạ dày và ruột dẫn đến các rối loạn vị giác và nhiễm khuẩn ở vùng răng miệng. Một số loại kháng sinh gây ra vị đắng, chua ở trong miệng nên trẻ ăn uống không ngon miệng hoặc không muốn ăn.

Do mẹ cho gia vị vào thức ăn khi trẻ dưới 1 tuổi: Đây là giai đoạn đầu trong thời kỳ ăn dặm của trẻ. Vào thời điểm này, hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự hoàn thiện, nếu cho thêm gia vị như mắm, muối, đường…vào thức ăn không chỉ tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa mà còn khiến trẻ cảm giác thức ăn quá mặn, ngọt dẫn đến rối loạn vị giác, tình trạng này kéo dài trẻ càng lười ăn,biếng ăn hơn.

Do vệ sinh răng miệng kém: Trẻ bị khô miệng, rửa miệng không sạch, vệ sinh răng miệng kém cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng, gây nên cảm giác đắng miệng làm ảnh hưởng đến việc ăn uống sinh hoạt của trẻ.

Tại sao trẻ bị rối loạn vị giác - Ảnh 2

Khắc phục tình trạng rối loạn vị giác ở trẻ như thế nào?

Rối loạn vị giác không chỉ khiến trẻ không phân biệt được được thức ăn ngon dở mà còn làm giảm khả năng cảnh báo những nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải như ăn thức ăn bị ôi thiu, thức ăn gây dị ứng hoặc có chất độc. Chính vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu chán ăn, mất vị giác, các bậc cha mẹ không nên chủ quan, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân để điều trị kịp thời nhất.

Ngoài ra, để phục hồi vị giác, phòng tránh rối loạn vị giác cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Không cho gia vị vào thức ăn của trẻ dưới 1 tuổi. Mẹ chỉ cần đáp ứng nhu cầu muối, đường…thông qua các loại thực phẩm như thịt, cá, rau, củ, quả là đủ đối với trẻ nhỏ. Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, không nếm gia vị cho trẻ giống với gia vị cho thức ăn của người lớn. Mẹ chỉ nên cho một lượng nhỏ, theo dạng nhạt vừa phải, sau đó tăng dần theo sự phát triển của trẻ. Trẻ từ 3 tuổi trở lên mới có thể ăn thức ăn nêm nếm gia vị giống người lớn.
  • Đảm bảo vấn đề vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tạo thói quen súc miệng sau bữa ăn, đánh răng cho trẻ vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.
Tại sao trẻ bị rối loạn vị giác - Ảnh 3
  • Giúp trẻ lấy lại vị giác bằng cách chia nhỏ khẩu phần ăn, trang trí bắt mắt để kích thích thị giác, có thể cho trẻ ăn bổ sung chuối, bánh mì, táo, cá chép, sữa chua, đu đủ, dứa để hệ tiêu hóa của trẻ khỏe hơn, giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn.
  • Trong trường hợp trẻ rối loạn vị giác dẫn đến ăn ít, biếng ăn có thể cho trẻ dùng bổ sung Bổ Tỳ An kết hợp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng. Đây là sản phẩm thảo dược an toàn duy nhất vừa giúp lấy lại vị giác, vừa giúp bụng bé khỏe tự nhiên để trẻ ăn uống ngon miệng trở lại.

Block "footer-frm" not found

Liên hệ