Trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 4 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên sức đề kháng rất kém, rất dễ bị ốm vặt. Vì vậy, mẹ cần áp dụng nhiều phương pháp khoa học để tăng sức đề kháng cho trẻ.
1. Tầm quan trọng của việc tăng sức đề kháng cho bé
Sức đề kháng là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân xấu xâm nhập vào cơ thể như các siêu vi, vi khuẩn, kí sinh trùng….
Nếu bé có đề kháng tốt sẽ khỏe mạnh, chóng lớn, quá trình phát triển thể chất lẫn trí tuệ sẽ thuận lợi.
Ngược lại, nếu bé có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch yếu, cơ thể sẽ mệt mỏi và dễ mắc các bệnh như ho, cảm cúm, sốt, bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, bệnh về đường tiêu hóa…Đặc biệt, khi thời tiết và môi trường thay đổi thất thường, khả năng mắc bệnh hoặc tái phát bệnh của bé sẽ tăng cao. Đồng thời, khả năng phục hồi sức khỏe của bé sẽ chậm hơn. Vì vậy, trẻ vốn dĩ sức đề kháng kém lại càng kém hơn, kéo theo đó là các hệ lụy về bệnh tật, biếng ăn…tạo thành vòng tròn bệnh lý nguy hiểm.
2. Tăng sức đề kháng cho bé càng sớm càng tốt khi bé có các dấu hiệu sau
- Bé hay ốm vặt, ốm nhiều lần trong tháng, dễ bị bệnh hơn các bạn cùng tuổi, thường hay bị ho, sốt, đau họng, cảm cúm, rối loạn tiêu hóa…kèm theo các triệu chứng biếng ăn, người mệt mỏi, bé bị đứng cân hoặc chậm tăng cân, thậm chí sụt cân.
- Bé nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, khí hậu hoặc sự thay đổi môi trường sống. Mỗi lần thời tiết thay đổi là bé có dấu hiệu ốm ngay.
- Bé dễ lây bệnh từ người khác, bệnh kéo dài và chậm phục hồi.
Xem thêm ===>>> Mách mẹ cách tăng sức đề kháng cho trẻ nhờ những “thực phẩm vàng” dưới đây
3. Nên chú trọng tăng sức đề kháng cho bé trong giai đoạn nào?
Ở bất kỳ giai đoạn nào bé cũng cần tăng sức đề kháng để đảm bảo sức khỏe tốt, phát triển đều. Đặc biệt, trong một số giai đoạn nhạy cảm, trẻ dễ suy giảm sức đề kháng và có khả năng mắc bệnh cao hơn, vì vậy mẹ cần chú ý các giai đoạn này.
- Lúc bé mới sinh ra: Khi còn trong bụng mẹ, trẻ nhận được sự bảo vệ tuyệt đối từ mẹ, tuy nhiên khi được sinh ra, trẻ buộc phải đối mặt và làm quen với môi trường sống mới. Lúc này, hệ miễn dịch của trẻ còn rất non yếu nên rất dễ mắc các chứng bệnh phổ biến như ho, sốt, cảm…
- Khi bé cai sữa: Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sữa mẹ cung cấp một lượng lớn hệ miễn dịch tự nhiên giúp bé đủ sức chống chọi với các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Hệ miễn dịch từ nguồn sữa mẹ này được cho là tốt nhất khi trẻ trước 6 tháng tuổi, từ sau khi trẻ được 6 tháng tuổi, nguồn miễn dịch trong sữa mẹ sẽ giảm dần. Vì vậy đến khi cai sữa, trẻ sẽ thiếu hụt nguồn miễn dịch trầm trọng nên cần tăng sức đề kháng để bổ sung kịp thời.
- Khi bé bắt đầu đi nhà trẻ: Đây là giai đoạn đánh dấu sự thay đổi môi trường sống của trẻ. Khi đi nhà trẻ, bé sẽ tiếp xúc nhiều với bạn bè, thầy cô, tiếp xúc nhiều với người lạ nên nguy cơ lây nhiễm bệnh từ bạn bè sẽ cao hơn.
- Khi giao mùa, thời tiết thay đổi: Thời tiết diễn biến rất thất thường, mùa đông trời lạnh giá, rét buốt hanh khô, mùa hè trời oi bức nóng nực bí bách, đặc biệt vào thời điểm giao mùa, thời tiết có những chuyển biến khó lường, nóng lạnh nắng mưa thất thường khiến trẻ không kịp thích nghi nên rất dễ bị bệnh.
Tăng sức đề kháng cho bé là việc làm cấp thiết để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Các chuyên gia đã chỉ ra nhiều cách thức tăng sức đề kháng cho trẻ thông qua chế độ ăn uống, vệ sinh, vận động…Vì vậy cha mẹ nên tìm hiểu kỹ thông tin và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho bé nhà mình.
Xem thêm ===>>> Làm gì để tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ?