Nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm tăng cân

Trẻ biếng ăn do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy cha mẹ cần xác định rõ nguyên nhân để có giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.

1. Nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm tăng cân

Theo bác sĩ Hoàng Sầm – Chủ tịch Viện Y học Bản địa Việt Nam, có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình ăn uống của trẻ, trong đó có những nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm tăng cân phải kể đến như:

  • Trẻ biếng ăn sinh lý: Đây là tình trạng biếng ăn xảy ra khi trẻ có sự thay đổi mới trong vận động hoặc biến đổi thể chất. Trẻ thường bị biếng ăn sinh lý trong các giai đoạn 3-4 tháng tuổi (trẻ biết lật, ngửa đầu); 5-6 tháng tuổi ( trẻ bắt đầu ăn dặm), khi trẻ 9-10 tháng tuổi (trẻ mọc răng, tập đi); trẻ 16-18 tháng tuổi (trẻ đã biết đi, chạy nhảy, ham mê khám phá mọi thứ xung quanh).
  • Trẻ biếng ăn do tâm lý: Cha mẹ la mắng, quát nạt, dọa dẫm “ông ba bị”, “chú cảnh sát”, “ma, quỷ”…để ép trẻ ăn, thậm chí có những bậc phụ huynh nóng tính, không kiềm chế được bản thân nên đánh trẻ…những điều này đều gây ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ sợ hãi, lo âu và ngày càng ác cảm với việc ăn uống hơn. Đây chính là lý do mỗi khi nhìn thấy bữa ăn trẻ thường giả nôn ọe, mếu máo quấy khóc.
  • Trẻ biếng ăn do bệnh lý: Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn non yếu nên rất nhạy cảm và dễ bị tấn công bởi virus, vi khuẩn và các tác nhân bên ngoài. Chính vì vậy trẻ nhỏ rất hay bị ốm, chủ yếu là các bệnh ho, sốt, cảm cúm, cảm lạnh, bệnh liên quan đến đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa…Khi bị bệnh, trẻ thường mệt mỏi, yếu sức, đồng thời các cơ quan trong cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng và hoạt động kém đi, bao gồm cả hệ thống Tỳ/vị. Khi Tỳ/vị hư nhược, vận hóa kém, trẻ rất dễ bị rối loạn vị giác, luôn có cảm giác đắng, chua hoặc nhạt mồm nhạt miệng, kèm theo đó là chứng đầy bụng, khó tiêu khiến trẻ chán ăn, không thèm ăn hoặc không có cảm giác đói.
Nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm tăng cân - Ảnh 1

Ngoài ra, trẻ biếng ăn còn do một số nguyên nhân khác như: Trẻ dùng kháng sinh dài ngày dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Thức ăn nhàm chán, không hấp dẫn, khiến trẻ ăn phát ngán. Thời điểm ăn không hợp lý, khoảng cách các bữa ăn không khoa học, trước giờ ăn trẻ uống nhiều nước hoặc ăn đồ ăn vặt nên no ngang bụng dẫn đến lười ăn bữa chính hơn…

2. Trẻ biếng ăn phải làm sao?

Bác sĩ Hoàng Sầm cho biết: “Muốn loại bỏ chứng biếng ăn ở trẻ, cần phải có những giải pháp phù hợp theo từng nguyên nhân cụ thể, chớ trị biếng ăn lung tung kẻo con lại bị nặng thêm”.

Nếu trẻ biếng ăn sinh lý: Cha mẹ không cần quá lo lắng, đây là tình trạng phổ biến ở trẻ, nhưng không gây nguy hiểm. Trẻ biếng ăn sinh lý thường kéo dài trong khoảng 7-14 ngày theo đúng chu kỳ phát triển thể chất tự nhiên, sau đó trẻ sẽ ăn uống tốt trở lại. Trong giai đoạn biếng ăn sinh lý này, cha mẹ cần kiên nhẫn chuẩn bị bữa ăn đủ chất, không ép trẻ ăn, nếu trẻ ăn được ít thì nên thêm các bữa phụ để bổ sung dinh dưỡng.

Nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm tăng cân - Ảnh 2

Nếu trẻ biếng ăn tâm lý: Điều đầu tiên cha mẹ cần làm là tạo cho trẻ một tinh thần vui vẻ, thoải mái, khiến trẻ có hứng thú và thiện cảm với chuyện ăn uống hơn. Để làm được điều này, cha mẹ cần loại bỏ thói quen ép con ăn, các hành vi quát nạt, la mắng, dọa dẫm. Một số việc cha mẹ có thể áp dụng như:

  • Cho trẻ ngồi ăn trong mâm cơm gia đình để trẻ vừa ăn vừa quan sát, học hỏi những hành vi của người lớn.
  • Để trẻ tự dùng tay bốc thức ăn, hoặc dạy trẻ cách cầm thìa, đĩa tự xúc thức ăn cho mình.
  • Khi cho trẻ ăn, cha mẹ nên tương tác với trẻ bằng cách cười nói, khen ngợi, vỗ tay khi trẻ ăn xong…điều này sẽ giúp trẻ nhận thức được việc ăn uống là tốt, nếu trẻ ăn được thì cha mẹ sẽ khen ngợi.
  • Đặc biệt, mẹ nên trang trí món ăn hoặc sắp xếp thức ăn thành những hình thù bắt mắt, đựng thức ăn trong bát, đĩa có họa tiết sinh động đáng yêu để kích thích hứng thú ăn uống của trẻ. Đối với những trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho trẻ cùng đi chợ mua thức ăn, đồng thời dạy cho trẻ biết đây là rau gì, củ gì…trong bữa ăn, mẹ cũng có thể cùng trẻ trò chuyện về các loại rau củ đó để trẻ có thể vừa ăn vừa chơi lại có thêm hiểu biết.
Nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm tăng cân - Ảnh 3

Nếu trẻ biếng ăn bệnh lý: Trẻ thường biếng ăn cả trong lúc bệnh và sau khi khỏi bệnh. Vì vậy, bên cạnh việc chăm sóc chữa trị bệnh cho trẻ, mẹ cần cải thiện vị giác và hồi phục Tỳ/vị để trẻ tiêu hóa trẻ, ăn uống ngon miệng và hấp thu tốt hơn.

  • Để làm được điều này, mẹ cần cho trẻ ăn bổ sung các loại thực phẩm lên men tự nhiên, sữa chua, giá đỗ, đu đủ chín, dứa, chuối, hạnh nhân…đây đều là những thực phẩm giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột nên cải thiện và hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, nước trái cây để cải thiện vị giác. Đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dạy trẻ cách xúc miệng hằng ngày. Ngoài ra, với bữa ăn, mẹ nên chia thành các bữa nhỏ, đa dạng hình thức chế biến như nấu, hấp, hầm, luộc, chiên…thay đổi món liên tục để trẻ cảm thấy mới lạ và hứng thú với ăn uống hơn.
  • Trong trường hợp Tỳ/vị hư nhược, trẻ sẽ có các biểu hiện như ăn ít, lười ăn, không thèm ăn hoặc không có cảm giác đói, kèm theo đó là bụng ọc ạch, chướng bụng, khó tiêu. Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể cho trẻ dùng Bổ Tỳ An trước bữa ăn 30 phút mỗi ngày. Duy trì sử dụng sản phẩm này theo liệu trình, trẻ sẽ cải thiện vị giác, hồi phục chức năng Tỳ/vị giúp bụng khỏe tự nhiên nên sẽ thèm ăn và ăn ngon một cách tự nhiên.

Mẹ có thể tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm này ==> TẠI ĐÂY

Nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm tăng cân - Ảnh 4

Biếng ăn là một trong những mối nguy hại lớn khiến trẻ thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến tình trạng còi cọc, chậm lớn, chậm tăng cân và chậm phát triển chiều cao. Bên cạnh đó, tình trạng ăn ít, lười ăn kéo dài còn làm suy giảm hệ miễn dịch khiến trẻ hay ốm vặt, dễ tái ốm và lâu hồi phục. Chuyên gia cũng cho biết thêm, biếng ăn chính là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, tăng khả năng tự kỷ, trầm cảm ở trẻ em. Vì vậy, cần chăm sóc và giúp trẻ thoát biếng ăn càng sớm càng tốt, để tránh những hậu quả trầm trọng hơn.

Cần tư vấn kỹ hơn về chứng biếng ăn và cách khắc phục biếng ăn ở trẻ, mẹ có thể để lại thông tin vào bảng dưới đây hoặc liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí: 1800 6523 để được chuyên gia hỗ trợ.

Liên hệ tư vấn từ chuyên gia

Xin vui lòng để lại thông tin, các chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay cho quý khách để giải đáp thắc mắc.




    Liên hệ