Nên và không nên khi bổ sung chất béo vào thức ăn của trẻ

Chất béo là một trong những nhóm chất dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện. Tuy nhiên việc bổ sung chất béo vào thức ăn của trẻ cần theo nguyên tắc rõ ràng và không thể tùy tiện.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong những năm tháng đầu đời, khoảng 60% não của trẻ được cấu thành từ chất béo. Chất béo là một trong những nhóm chất dinh dưỡng quan trọng giúp ngăn cách các dây thần kinh, cải thiện khả năng học tập, phát triển các chức năng của mắt. Đặc biệt, chất béo không chỉ bổ sung năng lượng cho cơ thể mà còn tăng khả năng hấp thụ các vitamin thiết yếu như vitamin A, D, E, K…Nếu thức ăn của trẻ thiếu chất béo, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến hệ cơ, xương, khớp, da, đặc biệt là trí não.

Nên và không nên khi bổ sung chất béo vào thức ăn của trẻ - Ảnh 3

Nên bổ sung chất béo vào thức ăn của trẻ như thế nào là hợp lý?

Nên bổ sung chất béo theo lượng phù hợp với độ tuổi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 6-12 tháng tuổi cần cung cấp 31g chất béo mỗi ngày. Trẻ từ 1-6 tháng tuổi nên cung cấp dưới 50g chất béo mỗi ngày. Cần cân đối lượng chất béo nguồn gốc động vật và chất béo nguồn gốc thực vật theo tỉ lệ 3:7 trong khẩu phần ăn mỗi ngày.

Đối với chất béo nguồn gốc động vật, nên cho trẻ ăn các thực phẩm như cá hồi, cá trích, cá ngừ, dầu cá, mỡ gan cá, thịt gà, mỡ các loại động vật biển…vì đây là những thực phẩm giàu vitamin A, D và axit arachidonic tốt cho sức khỏe

Nên và không nên khi bổ sung chất béo vào thức ăn của trẻ - Ảnh 1

Đối với chất béo nguồn gốc thực vật, ưu tiên bổ sung váng sữa, phô mai, dầu mè, dầu hướng dương, dầu oliu, bơ, trứng, sữa, các loại hạt như hạnh nhân, hạt óc chó…bởi những thực phẩm này cung cấp nhiều chất chất béo chưa bão hòa (unsaturated fats) giúp loại bỏ các cholesterol xấu, tăng sản xuất cholesterol tốt.

Nên đa dạng các loại chất béo phù hợp với khẩu vị và độ tuổi của trẻ. Cách đơn giản nhất chính là bổ sung chất béo bằng cách thêm một lượng vừa đủ dầu ăn (là loại dầu đặc chế cho trẻ bổ sung DHA, EPA và các vitamin, axit amin thiết yếu.) vào cháo, món xào hoặc món canh của trẻ. Tuy nhiên mẹ cũng cần đổi món liên tục, sử dụng thay thế các thực phẩm giàu chất béo khác (để thay thế dầu ăn) giúp bữa ăn của trẻ thêm thú vị, mới mẻ mà không có cảm giác ngấy hay chán ăn.

Không nên bổ sung chất béo vào thức ăn của trẻ trong trường hợp nào?

Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thịt mỡ, thịt nạc…vì đây là chất béo nguồn gốc động vật, tuy cung cấp nhiều năng lượng nhưng lại có hàm lượng chất béo bão hòa cao (saturated fats) có hại cho tim mạch.

Không cho trẻ ăn đồ ăn vặt hoặc thức ăn nhanh, bánh kẹo, nước ngọt có ga… có nhiều dầu mỡ, đường muối được bày bán sẵn. Không nên lạm dụng các sản phẩm có hàm lượng axit béo cao được chế biến sẵn, bày bán trên thị trường (hàng nhập ngoại, xách tay…) vì có thể khiến trẻ bị tác dụng phụ không mong muốn.

Nên và không nên khi bổ sung chất béo vào thức ăn của trẻ - Ảnh 2

Không tự ý cắt giảm chất béo hay dầu ăn trong khẩu phần ăn của trẻ. Không nên cho quá nhiều dầu/mỡ vào khẩu phần ăn của trẻ, vừa làm giảm độ thơm ngon hấp dẫn của thức ăn vừa khiến trẻ chán ăn, lười ăn hơn. Không nên bữa nào, ngày nào cũng thêm dầu ăn vào thức ăn của trẻ. Loại dầu ăn tốt cho trẻ là dầu ăn đặc chế dành riêng cho trẻ nhỏ chứ không phải dầu ăn thông thường trong bếp mỗi gia đình.

Không nên cho trẻ ăn một loại thực phẩm liên tục trong nhiều bữa liền nhau vì sẽ tạo cảm giác nhàm chán, thức ăn đơn điệu khiến trẻ không còn hứng thú với ăn uống.

Trẻ thiếu hụt chất béo rất dễ biếng ăn, hấp thu kém, cơ thể còi cọc chậm lớn. Chính vì vậy mẹ cần chú ý bổ sung chất béo phù hợp để trẻ phát triển tốt hơn, đặc biệt là giai đoạn khi trẻ ăn dặm.

Liên hệ