Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, trí não mà còn gây nên những hậu quả tiềm ẩn cho sự phát triển của trẻ trong tương lai.
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng
Để xác định xem trẻ có bị biếng ăn suy dinh dưỡng hay không, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần quan sát kỹ lưỡng các hành vi, thái độ của trẻ. Chuyên gia cho biết, đa số trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng thường có những biểu hiện như:
- Về ăn uống: Trẻ ăn ít, lười ăn, hay ngậm lâu, không chịu nhai nuốt thức ăn, mỗi bữa ăn kéo dài trên 30 phút đồng hồ. Trẻ chỉ ăn một số món nhất định hoặc từ chối thức ăn, thường tìm cách quấy rối, không chịu hợp tác trong bữa ăn.
- Về thể trạng: Hay mệt mỏi, ủ rũ, kém linh hoạt, ngủ không ngon giấc, chậm mọc răng, chậm mọc tóc, tóc thưa, dễ rụng, dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp hoặc bệnh về đường tiêu hóa.
- Về chỉ số: Cân nặng không đạt chuẩn, bị đứng cân hoặc chậm tăng cân liên tục trong 2-3 tháng, chiều cao chậm phát triển hơn các bạn cùng trang lứa, người còi cọc, xanh xao.
Xem thêm ==>> Bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo WHO
2. Nguyên nhân trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng.
Do gặp các vấn đề về sức khỏe
- Trẻ em biếng ăn suy dinh dưỡng do bị virus, vi khuẩn tấn công xâm nhập gây viêm nhiễm, sốt, ho, mệt mỏi khiến trẻ ăn rất ít hoặc không muốn ăn.
- Một số trường hợp trẻ bị viêm VA, viêm amidan, viêm họng, mọc răng, áp xe lợi, viêm tuyến nước bọt…cũng sẽ gây khó khăn cho việc nhai nuốt, khiến trẻ bị đau và lười ăn hơn.
- Trẻ cũng có thể bị tiêu chảy, đau bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, táo bón, buồn nôn, ăn uống không ngon miệng, biếng ăn hơn…do các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa hoặc do dùng thuốc kháng sinh kéo dài.
Do tâm lý bị ảnh hưởng
- Cha mẹ hoặc người chăm sóc thường xuyên ép bé ăn bằng các biện pháp la mắng, quát nạt, dọa nạt, cho trẻ ăn trong bầu không khí căng thẳng cũng sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và hình thành tâm lý chống đối không chịu ăn.
- Cha mẹ dụ dỗ trẻ ăn bằng cách cho xem tivi, điện thoại hoặc bế đi rong…những hình thức cho ăn có điều kiện này khiến trẻ hình thành nhận thức “phải đáp ứng điều kiện của trẻ thì mới chịu ăn”. Thói quen này về lâu dài sẽ khiến việc ăn uống trở nên thụ động, hạn chế khả năng hấp thu dinh dưỡng đồng thời làm lệch lạc nhân cách sơ cấp của trẻ.
Xem thêm ==>> Tưởng lợi mà hại khôn lường khi con vừa ăn vừa xem điện thoại, tivi
Do chế độ ăn không hợp lý
- Cho trẻ ăn dặm quá sớm, thức ăn chế biến cứng, đặc gây khó ăn. Món ăn chế biến đi chế biến lại một kiểu, ăn trong nhiều ngày gây nhàm chán…khiến trẻ không có hứng thú với việc ăn uống.
- Bữa ăn của trẻ không đủ các nhóm chất đường bột, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, thừa chất này mà thiếu chất kia. Mẹ phân bổ thời lượng và khẩu phần bữa ăn chính và bữa phụ không hợp lý, gây ảnh hưởng đến khẩu vị và thói quen ăn hằng ngày của trẻ.
Do biếng ăn sinh lý biến tướng thành biếng ăn bệnh lý hoặc tâm lý
Trẻ bị biếng ăn sinh lý do có sự thay đổi mới về thể chất hoặc vận động cơ thể như khi mọc răng, trẻ biết lẫy, biết bò, biết đi, đi nhà trẻ…Biếng ăn sinh lý không gây nguy hiểm, thường diễn ra trong khoảng 7-14 ngày nếu cha mẹ chăm sóc đúng cách trẻ sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu cha mẹ thiếu kiên nhẫn, chăm sóc con sai cách bằng các hình thức ép ăn, quát mắng, nhồi nhét…thì có thể khiến biếng ăn bị biến tướng nặng hơn thành biếng ăn tâm lý hoặc biếng ăn bệnh lý rất khó chữa. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ biếng ăn không dứt và ngày càng còi cọc suy dinh dưỡng.
Xem thêm ==>> Các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
3. Chăm sóc trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng đúng cách
Muốn khắc phục tình trạng bé biếng ăn suy dinh dưỡng, cần dựa trên những nguyên nhân cụ thể để có phương pháp phù hợp mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, cha mẹ cần chú ý một số vấn đề sau:
- Thực đơn cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng: Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn với các nhóm chất quan trọng gồm chất đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất theo tỉ lệ phù hợp theo độ tuổi thực tế của trẻ. Nên đa dạng cách chế biến, đổi món liên tục, sử dụng nhiều thực phẩm khác nhau trong mỗi bữa ăn để trẻ không có cảm giác nhàm chán.
- Tạo không khí ăn uống vui vẻ, người cho ăn nên tương tác khuyến khích và khen ngợi khi trẻ ăn. Có thể để trẻ ngồi trong cùng mâm cơm với các thành viên trong gia đình hoặc để trẻ tự bốc, tự xúc thức ăn theo ý mình. Mẹ cũng có thể trang trí món ăn thêm sinh động, bắt mắt để trẻ thấy thích thú hơn khi ăn.
- Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, cho trẻ được vận động, vui chơi, chạy nhảy, ngủ nghỉ đúng giờ, vệ sinh sạch sẽ để trẻ ăn uống ngon miệng hơn, tinh thần tốt hơn, đồng thời giúp trẻ khỏe mạnh dẻo dai, hạn chế tình trạng bị lây nhiễm bệnh.
- Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn bằng các bữa phụ như sữa chua, váng sữa, dứa, đu đủ, chuối, bánh ăn dặm…đây là những thực phẩm rất hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, đồng thời bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung thực phẩm hỗ trợ sức khỏe giúp bé cân bằng vị giác, nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa để bụng bé khỏe tự nhiên, bé sẽ ăn ngon, hấp thu tốt, tăng cân đều. Chuyên gia cho biết, để hạn chế tối đa khả năng trẻ bị phụ thuộc hoặc “lãnh” tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thực phẩm hỗ trợ, tốt nhất cha mẹ nên ưu tiên dùng sản phẩm thảo dược Đông Y. Nên sử dụng theo liệu trình đã được hướng dẫn để trẻ thoát khỏi tình trạng biếng ăn suy dinh dưỡng và phát triển cân đối trở lại như các bạn đồng trang lứa.
Cần tư vấn kỹ hơn về biện pháp chăm sóc trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng hiệu quả, hãy liên hệ qua tổng đài tư vấn miễn phí 1800 6523 hoặc điền vào bảng thông tin dưới đây để được Chuyên gia hỗ trợ.
Liên hệ tư vấn từ chuyên gia
Xin vui lòng để lại thông tin, các chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay cho quý khách để giải đáp thắc mắc.