Mách mẹ thực đơn các món ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi

Khi trẻ được 6 tháng tuổi cũng là lúc các bà mẹ bỉm sữa khởi động hành trình ăn dặm cho con. Do đó, trước thời điểm này 2-3 tháng, các mẹ thường có xu hướng tìm hiểu thông tin, chuẩn bị “hành trang” đầy đủ để sẵn sàng cho hành trình dài hơi này. Một trong những vấn đề quan trọng nhất cần chuẩn bị chính là xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi.

Hành trình cho con ăn dặm được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau tùy theo sự hoàn thiện và phát triển của trẻ. Cũng chính vì vậy, khi xây dựng thực đơn, các mẹ cần phân chia giai đoạn và cân đo liều lượng khẩu phần ăn phù hợp để trẻ được hấp thu dưỡng chất đầy đủ, trọn vẹn.

Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé - Ảnh 1
Xây dựng thực đơn ăn dặm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Lưu ý, đây là giai đoạn bắt đầu ăn dặm của bé, vì vậy mẹ cần cho bé ăn từ từ, số lượng ít, số bữa ít, khoảng cách giữa các bữa dài để bé kịp tiêu hóa hết thức ăn. Cách thức chế biến chủ đạo là nghiền hoặc xay nhuyễn nhằm hạn chế tối đa hiện tượng bé bị hóc, khó nuốt. Ngoài ra, do thay đổi chế độ ăn từ sữa sang thức ăn khác nên những ngày đầu bé thường ngoảnh mặt đi hoặc nôn ọe. Điều này hết sức bình thường, các mẹ đừng lo lắng, hãy để con làm quen dần sau một vài bữa ăn.

ực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi

Các mẹ có thể tham khảo các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi theo công thức dưới đây.Bí đỏ + bột gạo hoặc sữa công thức

  • Cà rốt + bột gạo hoặc sữa công thức
Xây dựng thực đơn các món ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi - Ảnh 2
Cà rốt là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm của trẻ.
  • Bơ  + bột gạo hoặc sữa công thức
  • Khoai lang + bột gạo hoặc sữa công thức
  • Cải bó xôi + bột gạo hoặc sữa công thức
Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé - Ảnh 3
Món ăn dặm chế biến từ cải bó xôi cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất.
  • Cháo khoai sọ + phô mai + cải bó xôi + dầu olive
  • Đu đủ nghiền + sữa chua
  • Hạt sen nấu với khoai lang nghiền + phô mai + sữa công thức
  • Yến mạch + bơ nghiền + sữa công thức
  • Sinh tố xoài + sữa chua
Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé - Ảnh 4
Làm mới khẩu vị của trẻ với sinh tố xoài và sữa chua.
  • Cháo trứng + cà chua + phô mai + bí xanh nghiền + dầu óc chó
  • Bơ + chuối nghiền + sữa công thức
  • Dâu tây + sữa chua xay nhuyễn
  • Sữa đậu nành + chuối

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi – 8 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, cơ thể bé đã hoàn thiện hơn nên có thể ăn được thịt, cá thịt đỏ. 2-3 ngày đầu khi thay đổi chế độ ăn, các mẹ cho bé ăn từ từ, liều lượng tăng dần để bé làm quen với thức ăn mới.

hực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi – 8 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi
  • Cháo tim gà + rau cải + bí xanh nghiền
  • Cháo thịt trắng + cà rốt
  • Cháo thịt gà + bí đỏ
Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé - Ảnh 5
Cháo thịt gà và bí đỏ.
  • Súp khoai tây + cà rốt + táo
  • Yến mạch + cà rốt + khoai lang

Thực đơn ăn dặm cho bé 9 – 11 tháng tuổi

Khi 9-11 tháng tuổi, đa số các bé đều đã mọc từ 2-4 răng sữa nên có thể nhai và gặm thức ăn. Lúc này bé đã có thể ăn được đa số các loại thực phẩm khác nhau.

ực đơn ăn dặm cho bé 9 – 11 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé 9-11 tháng tuổi
  • Cháo trứng gà + khoai lang
  • Cháo tôm + mướp
Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé - Ảnh 6
Món cháo tôm kết hợp mướp hương được rất nhiều trẻ yêu thích.
  • Cháo thịt bò + cải thảo
  • Cháo đậu xanh + thịt lợn + cải thìa
  • Cháo thịt gà + bí đỏ + đậu hà lan

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 12 tháng tuổi trở lên

Giai đoạn 12 tháng tuổi, bé đã có thể nhai được, vì vậy mẹ không nhất thiết phải nghiền nhuyễn thức ăn cho con. Thay vào đó, mẹ hãy đa dạng các loại thức ăn để con ăn ngon miệng hơn nhé.

ực đơn ăn dặm cho bé từ 12 tháng tuổi trở lên
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 12 tháng tuổi trở lên
  • Bánh ăn dặm cho bé: Bột + trứng + đường + dầu bắp cải
  • Gan gà nghiền rau củ
Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé - Ảnh 7
Gan gà nghiền rau củ
  • Cháo tôm: Gạo + tôm khô + trứng gà

10 loại thực phẩm ăn dặm tốt nhất dành cho bé mẹ nên biết

Các loại ngũ cốc, củ quả rau xanh là nguồn thực phẩm tuyệt vời cho trẻ nhỏ

  • Các loại ngũ cốc bổ sung sắt bao gồm gạo ngũ cốc và các sản phẩm từ lúa mạch (cháo, bột yến mạch, lúa mì…). Ngũ cốc là thực phẩm chứa nhiều chất sắt, giúp tái tạo tế bào mới và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  • Bí đỏ cung cấp nhiều vitamin A, C tốt cho mắt, xương, hệ hô hấp, tăng cường miễn dịch, có lợi cho tim mạch và não bộ. Bên cạnh đó, bí đỏ còn giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, tránh táo bón ở trẻ nhỏ.
  • Các loại rau xanh đậm màu cung cấp vitamin A, B, C, E, K, canxi, sắt, kẽm giúp phát triển não, xương, cơ. Bên cạnh đó, các loại rau xanh đậm màu còn tăng cường miễn dịch, giúp tiêu hóa tốt và không bị táo bón. Những loại rau rất tốt cho trẻ nhỏ phải kể đến như rau chân vịt, bông cải xanh, đậu lăng xanh…

Nhóm thực phẩm giàu chất đạm

  • Các loại thịt như thịt lợn, thịt bò, thịt gà…giúp cung cấp protein và sắt. Thịt càng sạch, tươi mới càng tốt cho trẻ
  • Cá hồi, cá thu, cá ngừ. Đây là nhóm thực phẩm cung cấp Omega 3, protein có lợi cho việc phát triển trí não, các dây thần kinh và thị lực. Các loại cá thường được bổ sung trong khẩu phần ăn dặm cho bé từ tháng thứ 7 trở đi.
  • Trứng cung cấp vitamin A, vitamin B, protein và sắt. Đặc biệt, chất Choline có trong trứng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ, tốt cho trí nhớ và tim mạch.

Trái cây là thành phần không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ

  • Quả bơ giàu axit béo và các dưỡng chất vitamin A, C, sắt, kali, canxi giúp kích thích bộ não con người phát triển.
  • Các loại trái cây họ cam quýt với hàm lượng vitamin C – chất chống oxy hóa dồi dào, đây cũng là hương vị tuyệt vời được rất nhiều bé thích khi ăn dặm.
Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé - Ảnh 8
Lượng vitamin C dồi dào có trong các loại cam, quýt

Bổ sung canxi và nhiều dưỡng chất khác qua các loại sữa.

  • Sữa là nguồn canxi cần thiết cho trẻ trong 2 năm đầu đời. Canxi trong sữa giúp xương và răng phát triển tốt, hỗ trợ việc đông máu, giảm nguy cơ bị teo cơ. Ngoài sữa mẹ, trẻ có thể uống bổ sung các loại sữa nhiều chất béo để bổ sung năng lượng, tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng.
  • Sữa chua cung cấp canxi, protein tốt cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, probiotic trong sữa chua là một dạng lợi khuẩn có lợi cho tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch.

Quá trình trẻ ăn dặm diễn ra trong thời gian dài, ở mỗi giai đoạn mẹ nên chú ý liều lượng thức ăn và bổ sung các loại thực phẩm đa dạng để trẻ hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng vừa giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Liên hệ