Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, mẹ chớ quên 6 điều quan trọng này

Mẹ xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé càng chi tiết cẩn thận càng giúp hành trình ăn uống hấp thu của con thuận lợi hơn và tránh được nguy cơ biếng ăn, còi cọc suy dinh dưỡng. Đặc biệt, mẹ cần ghi nhớ 6 điều quan trọng dưới đây.

1. Bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng.

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng là bữa ăn có đủ các nhóm chất quan trọng gồm chất đạm, đường bột, chất béo, các vitamin (A, B, C, D, E, K) cùng khoáng chất (Natri, Kali) thiết yếu theo tỉ lệ cân đối tùy theo độ tuổi phát triển của bé. Ngoài ra, trẻ cần được cung cấp kẽm, sắt, calcium để phát triển toàn diện.

  • Với các bé bắt đầu ăn dặm, bữa chính của con vẫn là sữa mẹ hoặc các loại sữa công thức. Tuy nhiên mẹ nên cho bé làm quen dần với đồ ăn dặm, cho bé ăn từng ít một với từng loại thực phẩm riêng lẻ.
  • Giai đoạn bé trên 6-8 tháng tuổi, bé sẽ cần khoảng ½ chén thức ăn mềm, trung bình 4 bữa ăn chính hằng ngày +  1 bữa ăn phụ. Nên kết hợp bột dinh dưỡng với các loại rau củ quả để bé ăn ngon miệng hơn.
  • Giai đoạn bé từ 9-11 tháng tuổi, bé cần khoảng ½ chén thức ăn trong mỗi lần ăn, trung bình 1 ngày 4-5 bữa ăn chính + 2 bữa phụ.
Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, mẹ chớ quên 6 điều quan trọng này - Ảnh 1

2. Cách chế biến thức ăn phù hợp với từng giai đoạn

Thông thường, bé từ 5,5 – 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu ăn dặm. Ở độ tuổi này, mẹ có thể giới thiệu cho bé những loại thức ăn được chế biến ở dạng xay, nghiền nhuyễn mịn để bé dễ ăn dễ nuốt. Mẹ ưu tiên một số loại thức ăn lành mạnh như rau củ nghiền, trái cây nghiền, súp đậu, cháo, súp rau củ, yoghurt…

Xem thêm ==>>> Nấu cháo cho bé ăn dặm như thế nào là đúng?

Trẻ trên 6 – 8 tháng tuổi nên chuyển dần các loại thức ăn từ nghiền nhuyễn mịn sang thức ăn thô, độ thô tăng dần.

Khi trẻ được 9-11 tháng tuổi là giai đoạn trẻ có thể nhai, nghiền thức ăn tốt hơn. Vì vậy mẹ nên chế biến các loại thức ăn dạng thô,  rau củ quả thái miếng để trẻ có thể cầm nắm được. Gợi ý một số loại thức ăn như cơm nát, canh rau nấu nhuyễn, ruột bánh mì, cháo có thêm rau củ hoặc thịt xé nhỏ để kích thích nướu giúp răng phát triển.

Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, mẹ chớ quên 6 điều quan trọng này - Ảnh 2

3. Xây dựng thời gian biểu ăn dặm khoa học

Lập thời gian biểu ăn dặm cho bé và nghiêm chỉnh thực hiện đều đặn mỗi ngày không chỉ giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn mà còn khiến bé hình thành thói quen ăn uống đều đặn, nhận thức được rằng giờ ăn đã đến và mình sẽ được ăn.

Đặc biệt, khi xây dựng thời gian biểu ăn dặm, mẹ cần lưu ý các bữa ăn cách nhau ít nhất 2 giờ để bé kịp tiêu hóa thức ăn. Thời gian đầu, có thể chia nhỏ bữa ăn thành 5 bữa nhỏ/ngày, sau đó giảm dần số lượng bữa ăn nhưng tăng dần lượng thức ăn trong mỗi bữa.

Bữa ăn chính thường là bữa sáng, bữa trưa, bữa xế chiều và bữa tối. Ngoài ra, nên xen kẽ những bữa ăn phụ gồm trái cây, bánh ăn dặm, sinh tố để bổ sung dinh dưỡng cho bé.

Tham khảo kỹ hơn ==>> Có nên cho bé ăn bánh ăn dặm hay không?

4. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

“Ăn chín uống sôi” là nguyên tắc bất di bất dịch khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé. Việc giữ an toàn vệ sinh thực phẩm cần được đảm bảo xuyên suốt quá trình:

  • Mua sắm, chuẩn bị nguyên liệu thực phẩm nấu ăn cần tươi sống, sạch sẽ, thực phẩm được mua tại địa chỉ uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không có thuốc kích thích…
  • Trước khi chế biến cần rửa sạch sẽ thực phẩm và các dụng cụ chế biến. Trong quá trình nấu ăn phải đảm bảo thức ăn đã chín.
  • Trong quá trình ăn cần đảm bảo không gian sạch sẽ thoáng đãng, không bụi bặm ẩm thấp hay ôi nhiễm.
  • Khi bé ăn xong cần chùi rửa bát đĩa sạch sẽ, đặt tại nơi khô ráo thoáng mát. Thức ăn còn lại cần bảo quản cẩn thận, tránh để ruồi nhặng hoặc vi trùng xâm nhập.
Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, mẹ chớ quên 6 điều quan trọng này - Ảnh 3

5. Để bé ăn uống vui vẻ, thoải mái

Để khơi gợi hứng thú ăn uống của trẻ, giúp mỗi bữa ăn đều là thời khắc vui vẻ thoải mái, mẹ nên thường xuyên tương tác, trò chuyện, khen ngợi mỗi lần bé ăn. Nếu có thể, hãy để bé cùng ngồi ăn trong mâm cơm gia đình, để bé tự do cầm nắm thức ăn và tự đút cho mình. Các món ăn hoặc dụng cụ như bát, đĩa đựng thức ăn có hình thù đáng yêu, ngộ nghĩnh cũng sẽ kích thích niềm vui ăn uống của trẻ tốt hơn.

Xem thêm ==>> Mách mẹ thực đơn các món ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi

6. Lưu ý 6 KHÔNG để tránh hệ lụy.

Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé nhưng áp dụng sai phương pháp có thể khiến con bị biếng ăn, dễ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa hoặc làm lệch lạc nhân cách sơ cấp. Vì vậy, mẹ cần tránh những điều sau đây:

6.1 Ép bé ăn, dọa nạt, la mắng khiến bé sợ hãi và ghét việc ăn uống hơn. Dần dần bé sẽ hình thành thái độ chống đối và bất hợp tác khi ăn.

6.2 Cho gia vị vào thức ăn của bé dưới 1 tuổi. Trong giai đoạn này, các cơ quan trong cơ thể trẻ còn non nớt và chưa hoàn thiện nên rất nhạy cảm. Nếu mẹ cho gia vị vào thức ăn sẽ tạo gánh nặng cho thận và cơ quan tiêu hóa. Về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiêu hóa và hấp thu của trẻ.

6.3 Bổ sung dầu ăn sai cách. Dầu ăn là một trong những thành phần cần thiết trong thực đơn cho bé ăn dặm, tuy nhiên nếu mẹ không cho dầu ăn hoặc cho quá nhiều dầu ăn vào các món ăn dặm có thể khiến bé bị chán ăn hơn.

Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, mẹ chớ quên 6 điều quan trọng này - Ảnh 4

6.4 Cho trẻ ăn đồ ăn vặt, nước ngọt có gas. Đây đều là những loại thực phẩm không đảm bảo, vừa có khả năng “gây nghiện” ở trẻ vừa làm tăng nguy cơ béo phì, khiến trẻ no lâu, trẻ có xu hướng thích ăn đồ ăn vặt hơn là bữa ăn chính đầy đủ dinh dưỡng.

6.5 Dùng điện thoại, tivi để trẻ ăn được nhiều và ăn nhanh hơn. Đây thực sự là sai lầm lớn bởi những thiết bị công nghệ này khiến bé ăn một cách thụ động, đánh mất hứng thú về món ăn và gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.

6.6 Cho trẻ đi ăn rong. Phương pháp dụ dỗ trẻ ăn này tốn kém khá nhiều thời gian và công sức. Mặc dù vậy, đa số trường hợp đều không khả quan, bữa ăn kéo dài trên 30 phút đồng hồ dẫn tới việc tiêu hóa hấp thụ dinh dưỡng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, đây cũng là thói quen không tốt, khiến trẻ hay ra điều kiện và đòi hỏi hơn.

Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, cần tuân thủ những nguyên tắc quan trọng để đưa bé vào khuôn khổ ăn uống lành mạnh để phát triển tốt hơn. Nếu cha mẹ có bất kỳ thắc mắc gì, đừng quên liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 1800 6523 để được Chuyên Gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Liên hệ