Các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là biếng ăn sinh lý. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu biếng ăn sinh lý không được khắc phục sớm có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của trẻ.

Xem thêm ==> Hiểu rõ hơn về biếng ăn sinh lý ở trẻ để chăm sóc con đúng cách

1. Biếng ăn sinh lý ở trẻ là gì?

Trên thực tế, biếng ăn ở trẻ được chia làm 3 loại khác nhau gồm biếng ăn bệnh lý, biếng ăn tâm lý và biếng ăn sinh lý. Khác với 2 loại trên, biếng ăn sinh lý thường đơn giản hơn và không gây nhiều nguy hại. Biếng ăn sinh lý thực chất là tình trạng trẻ biếng ăn do có sự thay đổi mới về thể chất hoặc vận động cơ thể như khi trẻ mọc răng, biết lẫy, biết bò, biết đi…

Các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - Ảnh 1

Thời kỳ biếng ăn sinh lý của trẻ diễn ra trong thời gian bao lâu? Chuyên gia cho biết, giai đoạn trẻ biếng ăn sinh lý thường diễn ra trong thời gian ngắn, từ 7-14 ngày theo đúng chu kỳ phát triển thể chất tự nhiên để bé có thể thích nghi với những thay đổi mới của cơ thể, thời gian ngắn hay dài tùy thuộc vào từng trẻ.

Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xảy ra kèm một số dấu hiệu cơ bản như: Trẻ đột nhiên bú ít, từ chối bú, lười ăn hơn, lượng thức ăn ít hơn so với khẩu phần ăn cơ bản; Trẻ hay ngậm lâu, không chịu nhai nuốt thức ăn, thời gian ăn kéo dài lâu và thường từ chối bú hoặc trốn ăn. Về cân nặng, giai đoạn này trẻ thường bị đứng cân hoặc chậm lên cân, tính cách hiếu động, nghịch ngợm và tò mò hơn.

2. Các giai đoạn biếng ăn sinh lý của trẻ

Trẻ bị biếng ăn sinh lý rất bất chợt và thường lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt quá trình lớn lên. Đặc biệt, tình trạng biếng ăn thường xảy ra nhiều trong các thời điểm trẻ có nhiều thay đổi về sinh lý, vì vậy mẹ cần nắm rõ hơn về các mốc thời gian này để có biện pháp chăm sóc bé tốt hơn.

Các giai đoạn biếng ăn sinh lý thường gặp ở trẻ là:

  • Khi trẻ 3-4 tháng tuổi (biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh): Trẻ 3 tháng tuổi biếng ăn sinh lý bởi đây là thời kỳ trẻ bắt đầu biết lật, biết ngửa đầu. Lúc này trẻ rất thích thú với kỹ năng mới và hào hứng khám phá mọi thứ xung quanh mình nên sẽ sao lãng bú mẹ.
  • Khi trẻ 5-6 tháng. Biếng ăn sinh lý ở trẻ 5 tháng tuổi thường trùng với thời điểm bắt đầu ăn dặm của trẻ. Thời điểm này, ngoài việc bú sữa mẹ, sữa công thức, mẹ còn cho trẻ tập làm quen với thức ăn được chế biến từ thực phẩm bên ngoài. Sự lạ lẫm của thức ăn, từ màu sắc, cách ăn đến hương vị khiến trẻ chưa thể thích nghi ngay nên sẽ dẫn đến tình trạng lười ăn, biếng ăn hơn.
Các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - Ảnh 2
  • Khi trẻ 9-10 tháng tuổi: Biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng tuổi rất phổ biến vì trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu mọc răng, tập đi…
  • Khi trẻ 16-18 tháng tuổi: Trong giai đoạn này, đa số trẻ đều đã biết đi, biết chạy nhảy, khả năng nhận thức và ghi nhớ cũng tốt hơn. Do trẻ mải mê với những trò chơi mới, những điều thú vị xung quanh thì sẽ dành toàn bộ sự tập trung vào những thứ đó và không quan tâm đến việc ăn uống nhiều.

3. Cải thiện trẻ biếng ăn sinh lý như thế nào?

Để cải thiện tình trạng biếng ăn sinh lý, giúp trẻ sớm hồi phục khả năng ăn uống như cũ, cha mẹ cần kiên nhẫn áp dụng một số biện pháp cải thiện như sau:

Về thái độ: Không nên nóng vội, không quát nạt ép ăn sẽ gây áp lực tâm lý cho trẻ. Mẹ hãy kiên nhẫn, vui vẻ, tạo sự thoải mái cho trẻ trong mỗi bữa ăn. Đối với trẻ ăn dặm, mẹ có thể khen ngợi mỗi lần cho trẻ ăn. Ngoài ra, việc trò chuyện cùng trẻ về hình dáng, màu sắc của các loại rau củ quả trong bữa ăn cũng là cách giúp trẻ vừa chơi, vừa ăn lại vừa học hỏi được điều mới mẻ.

Các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - Ảnh 3

Về chế độ dinh dưỡng: Cần đảm bảo bữa ăn đủ chất, cân đối hàm lượng dinh dưỡng gồm chất đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất theo tỉ lệ phù hợp với độ tuổi của trẻ. Với trẻ sơ sinh lười bú, mẹ có thể bổ sung sữa ngoài, sữa công thức và đựng trong cốc, bình bú..cho uống bằng thìa, ống hút…để tạo sự mới mẻ, khiến trẻ thêm thích thú với ăn uống. Với trẻ ăn dặm, mẹ nên chế biến đa dạng món ăn, thay đổi món liên tục, trang trí món ăn sinh động bắt mắt, các loại củ, quả, rau xanh, trái cây nên cắt thái và sắp xếp thành những hình thù đáng yêu, ngộ nghĩnh để khơi gợi hứng thú trong mắt trẻ.

Về hình thức ăn: Hãy cho trẻ ăn vào những khung giờ cố định trong mỗi ngày, khi ăn nên ngồi trên ghế ăn dặm tại không gian thoáng mát, sạch sẽ. Mẹ nên tắt hết các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại. Lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy sẽ tạo thành phản xạ vô điều kiện, trẻ sẽ hình thành nhận thức rằng đã đến giờ ăn và có thói quen ăn uống khoa học hơn.  

Tình trạng biếng ăn sinh lý là hệ quả hiển nhiên mà đứa trẻ nào cũng sẽ gặp phải trong quá trình phát triển. Trong thời điểm nhạy cảm này, nếu cha mẹ chăm sóc trẻ biếng ăn sai cách thì có thể khiến biếng ăn sinh lý biến tướng thành biếng ăn bệnh lý hoặc biếng ăn tâm lý khó chữa hơn, kéo theo đó là những ảnh hưởng tiêu cực gây chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, trẻ bị ngũ trì (chậm mọc răng, mọc tóc, chậm đứng, chậm đi, chậm nói), trí não phát triển chậm, đồng thời làm tăng nguy cơ trẻ bị trầm cảm hoặc tự kỷ.

Vì vậy, đừng chủ quan nếu trẻ nhà bạn bị biếng ăn sinh lý. Hãy để lại thông tin trong bảng dưới đây hoặc liên hệ với chuyên gia qua tổng đài tư vấn miễn phí 1800 6523 để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp trị biếng ăn an toàn mà hiệu quả.

Liên hệ tư vấn từ chuyên gia

Xin vui lòng để lại thông tin, các chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay cho quý khách để giải đáp thắc mắc.




    Liên hệ