Mặc dù biếng ăn tâm lý ở trẻ nhỏ chỉ là triệu chứng, không phải là bệnh nhưng rất khó chữa và có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho sự phát triển của trẻ nếu để kéo dài.
Xem thêm
Hiểu rõ hơn về biếng ăn sinh lý ở trẻ để chăm sóc con đúng cách
Điểm danh 5 cấp độ biếng ăn ở trẻ nhỏ
3 mẹo trị biếng ăn, giúp bé ăn ngon miệng và hấp thu tốt hơn
1. Thế nào là biếng ăn tâm lý ở trẻ?
Biếng ăn tâm lý là tình trạng trẻ bị biếng ăn, lười ăn do tác động của các yếu tố tâm lý.
Có thể do bé thay đổi môi trường sống đột ngột như chuyển trường, thay người chăm sóc…việc tiếp xúc với bạn bè thầy cô hoặc người lạ cho ăn có thể khiến bé bị sang chấn tinh thần. Ngoài ra, việc bữa ăn, lịch ăn, khẩu vị của món ăn trên trường khác nhiều so với bữa ăn của mẹ cũng là nguyên nhân khiến bé biếng ăn tâm lý.
Một trong những nguyên nhân chủ đạo khiến bé biếng ăn tâm lý là do bị ép ăn. Vì người chăm sóc (cha, mẹ, ông hoặc bà) thường xuyên la mắng, dọa dẫm để ép bé ăn hoặc quát nạt khi bé có hành vi ăn chậm, ngậm lâu …Điều này về lâu dài sẽ khiến bé ghét việc ăn uống, sợ ăn và quấy khóc mếu máo không chịu ăn. Với những bé lớn hơn, khi đủ nhận thức sẽ có thái độ chống đối không chịu ăn.
Hoặc do bé ăn uống trong bầu không khí căng thẳng, cha mẹ khó chịu, hay cãi nhau to tiếng. Ngoài ra, việc cho bé ngồi ăn một mình mà không có sự tương tác với người khác cũng sẽ khiến bé cảm thấy cô đơn và bữa ăn cũng trở nên nhàm chán hơn.
2. Dấu hiệu nhận biết bé biếng ăn tâm lý
Bé biếng ăn tâm lý cũng có các biểu hiện như các bé biếng ăn khác, bao gồm các thái độ hành vi như:
- Bé ăn ít, chỉ ăn đơn điệu một số món bé thích, không chịu ăn những món khác.
- Dọa nôn ọe, mếu máo quấy khóc khi nhìn thấy thức ăn hoặc khi bị cha mẹ ép ăn.
- Có thái độ bất hợp tác, thường ngậm lâu, không chịu nhai nuốt, lắc đầu, mím môi hoặc lấy tay che miệng để không phải ăn.
- Với những trẻ lớn hơn thường tỏ ra khó chịu khi ăn hoặc tìm cách trốn cha mẹ vào giờ ăn.
3. Khắc phục biếng ăn tâm lý cho trẻ như thế nào?
Theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai: “Biếng ăn do tâm lý thì phải khắc phục từ các yếu tố tâm lý”. Cha mẹ cần xem xét dưới góc độ tâm lý của bé để đưa ra những giải pháp khắc phục phù hợp, vừa đem lại hiệu quả cao vừa không gây phản tác dụng. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng một số cách khắc phục sau đây:
Điều quan trọng nhất là không ép trẻ ăn. Hãy để trẻ ăn trong bầu không khí vui vẻ, thoải mái, người cho ăn nên có thái độ khích lệ, khen ngợi khi trẻ ăn tốt. Tùy theo độ tuổi và tình hình thực tế của trẻ, mẹ có thể cho trẻ ngồi ăn trong mâm cơm gia đình để trẻ cảm thấy được hòa nhập, đồng thời có thể quan sát và học hỏi hành vi ăn uống từ người lớn.
Hãy để trẻ tự chủ bằng cách cho trẻ tự do dùng tay không bốc thức ăn hoặc cầm thìa đũa tự xúc thức ăn. Đối với trẻ lớn nếu đã đủ nhận thức, cha mẹ có thể cho trẻ cùng đi chợ mua thức ăn, kết hợp với việc giải thích, gọi tên từng loại thực phẩm hoặc cho trẻ cùng vào bếp phụ mẹ nấu nướng…đây đều là những hành vi tích cực giúp bé mở rộng kiến thức và hình thành thiện cảm với việc ăn uống.
Đối với những bé biếng ăn tâm lý do thay đổi môi trường sống, cha mẹ nên chuyển tiếp môi trường một cách từ từ để bé tập làm quen; dần điều chỉnh thực đơn ăn uống ở nhà giống với thực đơn ăn uống trên trường, nếu trẻ ăn được ít, mẹ nên bổ sung các bữa ăn phụ, bánh ăn dặm, uống sữa và các loại sinh tố, hoa quả…
Kích thích cảm giác thèm ăn tự nhiên cho trẻ. Chuyên gia cho biết, biếng ăn tâm lý có thể làm giảm tiết các enzyme tiêu hóa trong cơ thể trẻ. Vì vậy, nếu bé bị ảnh hưởng tâm lý mà không ăn được nhiều thì mẹ có thể cho trẻ dùng Bổ Tỳ An trước bữa ăn 30 phút mỗi ngày để cải thiện tình hình. Bổ Tỳ An là Siro ăn ngon với thành phần 100% thảo dược thiên nhiên bao gồm: Đẳng sâm, bạch truật, phục linh, hoài sơn, ý dĩ, biển đậu bì, cát cánh, sa nhân, liên nhục, cam thảo giúp tăng tiết enzyme tiêu hóa ở tuyến nước bọt, tuyến dạ dày, tuyến tụy, ruột non giúp trẻ nhận thức được cảm giác đói, từ đó trẻ sẽ thèm ăn và ăn ngon một cách tự nhiên.
Bác sĩ Hoàng Sầm – Chủ tịch Viện Y học Bản địa Việt Nam cho biết việc sử dụng Bổ Tỳ An kết hợp các phương pháp cho ăn tâm lý vui vẻ thoải mái sẽ nhanh chóng giúp trẻ ăn uống tốt trở lại.