Biếng ăn là tình trạng rất phổ biến của trẻ em trong giai đoạn từ 1-6 tuổi. Trẻ biếng ăn sẽ dẫn đến tình trạng chậm hấp thu, suy dinh dưỡng, thậm chí là suy giảm hệ miễn dịch. Vậy mẹ đã biết làm thế nào để trẻ hết biếng ăn trẻ chưa? Tham khảo ngay những giải pháp dưới đây nhé!
Khi nào trẻ được xem là biếng ăn?
Theo bác sĩ Lê Kim Dung, khoa nhi, Bệnh viện Quốc tế City cho biết trẻ được xem là biếng ăn khi trẻ ăn ít hơn 60% nhu cầu cần ăn trong vòng 1 tháng trở lên. Trên thực tế, trẻ biếng ăn chậm lớn được chia thành 3 nhóm chính: Nhóm trẻ sợ ăn, nhóm trẻ kén ăn và nhóm trẻ biếng ăn thật sự.
Biếng ăn ở trẻ nhỏ thường có các biểu hiện như:
- Ăn ít hơn bình thường, thời gian ăn kéo dài, ngậm thức ăn lâu trong miệng, không chịu nhai nuốt.
- Nhìn thấy thức ăn là khóc, nũng nịu, có dấu hiệu lảng tránh, không chịu ăn một số loại thức ăn
- Trong bữa ăn thì quấy nhiễu, chạy tới chạy lui, mím chặt môi, quay đầu trốn tránh bữa ăn.
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn?
Bé biếng ăn luôn là vấn đề đau đầu đối với các bậc cha mẹ. Một số nguyên nhân khiến bé biếng ăn kéo dài phải kể đến như:
- Biếng ăn tâm lý: Trong quá trình cho trẻ ăn, mẹ hoặc người cho ăn hay cáu gắt, căng thẳng, thậm chí quát to để ép bé ăn. Điều này khiến bé cảm thấy sợ sệt,bé ăn ít và lo lắng khi tới bữa ăn.
- Biếng ăn bệnh lý: Trẻ biếng ăn do mắc bệnh như nhiễm ký sinh trùng, virus, suy dinh dưỡng, các bệnh lý về đường ruột hoặc bệnh lý răng miệng.
- Biếng ăn sinh lý: Là khi trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày hoặc vài tuần. Trẻ biếng ăn trùng với giai đoạn trẻ mọc răng, biết lẫy, ngồi, đứng, đi…
Ngoài ra, trẻ biếng ăn còn do thức ăn không hợp khẩu vị, chế độ ăn không hợp lý, do trẻ quá hiếu động không tập trung vào bữa ăn. Một số trường hợp do cơ thể trẻ bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất khiến bé ăn không ngon miệng.
Làm thế nào để trẻ hết biếng ăn?
Bạn đã tìm được cách giúp bé ăn ăn ngon miệng chưa? Nếu chưa, đừng quên “bỏ túi” những mẹo nhỏ dưới đây nhé!
Xây dựng thực đơn khoa học và đảm bảo chất lượng bữa ăn
1 – Ngay từ giai đoạn ăn dặm (6-7 tháng tuổi), nên tập cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Do trong giai đoạn này, hệ thống vị giác của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên dễ dàng tiếp nhận nhiều loại thức ăn có mùi vị khác nhau tạo thành thói quen ăn uống khi lớn.
2 – Lên thực đơn khoa học. Các mẹ xây dựng thực đơn theo tuần với các món ăn đa dạng, thay đổi liên tục giữa các bữa sẽ khiến bé hăng hái và thích ăn hơn.
3 – Mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn của bé, không nhất thiết phải ăn hết khẩu phần ăn trong một lúc. Điều này sẽ giúp bé nạp đủ khẩu phần ăn một cách thoải mái nhất mà không có cảm giác chán ghét thức ăn.
4 – Áp dụng chiến thuật “bình mới rượu cũ”. Cùng 1 loại thức ăn bạn có thể chế biến thành các món khác nhau và bày biện ra đĩa, bát hoặc cốc để trẻ cảm thấy mới mẻ, khám phá hơn.
Tôn trọng sở thích và ý muốn của trẻ
5 – Hãy tôn trọng sở thích ăn uống của trẻ. Nhiều trẻ có sở thích “đặc biệt” muốn kết hợp đồ ăn này với đồ ăn khác và thường ăn rất nhiều và thích thú. Vì thế, mẹ hãy chiều theo trẻ để trẻ ăn ngon miệng, vui vẻ.
6 – Không nên ép trẻ ăn món mà trẻ không thích. Thay vào đó, mẹ có thể sử dụng thực phẩm cùng chất thay thế để bổ sung dưỡng chất cho trẻ.
7 – Để con ngồi thoải mái khi ăn, có thể để con tự xúc, tự bốc thức ăn theo ý muốn của mình, trẻ sẽ có cảm giác thích thú hơn với bữa ăn và luyện dần thói quen chủ động, tự lập, không dựa dẫm bố mẹ.
Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ khi trẻ ăn
8 – Khi cho bé ăn, các mẹ hoặc người cho ăn nên có tâm lý thoải mái, vui vẻ để trò chuyện vui đùa cùng trẻ. Không nên quát to, gắt gỏng, ép bé ăn nhiều. Điều này sẽ giúp bé luôn cảm thấy thoải mái dễ chịu trong mỗi bữa ăn, hình thành tâm lý tiếp nhận bữa ăn khi đến giờ.
9 – Không khí bữa ăn vui vẻ, thoải mái sẽ khiến bé ăn ngon hơn. Nếu không khí bữa ăn vội vã hay có xung đột giữa người lớn với nhau thì trẻ cũng bị ảnh hưởng.
10 – Để bé cùng ngồi ăn trong mâm cơm gia đình. Khi bé ăn một mình thường có cảm giác buồn chán hơn so với việc ngồi ăn cùng các thành viên trong gia đình. Bởi bé sẽ được nghe nhiều người trò chuyện và thậm chí sẽ học theo hành động của mọi người khi ăn.
Biết cách khích lệ, động viên trẻ đúng lúc
11 – Khuyến khích và khen ngợi khi trẻ ăn. Điều này kích thích sự tích cực giúp bé hình thành tâm lý sẽ ăn tốt hơn để được khen ngợi.
12 – Các mẹ nếu khéo tay, hãy trang trí đĩa thức ăn của con thật đáng yêu và sinh động. Nên sử dụng các loại hoa quả để trang trí, vừa khiến trẻ thích thú vừa là thức ăn cho bé.
Những trường hợp cần nói “KHÔNG”
13 – Không nên cho con ăn quà vặt, uống quá nhiều nước trước bữa ăn vì sẽ khiến bé cảm thấy ngang bụng, ăn ít hơn và không còn cảm giác ngon miệng. .
14 – Không cho trẻ ăn rong, không vừa ăn vừa xem điện thoại hoặc tivi làm trẻ mất tập trung vào bữa ăn.
15 – Không nên ép buộc trẻ phải ăn đến thìa cuối cùng. Nếu thấy trẻ ăn gần hết và có dấu hiệu ngán ăn thì nên dừng lại. Một số trường hợp ép bé ăn đến cùng có thể khiến bé nôn trớ hết thức ăn, vậy thì bữa ăn của bé trở thành “công cốc”.
Cần linh hoạt về giờ giấc, chớp thời cơ phù hợp.
16 – Nếu thấy trẻ có dấu hiệu đói, nên cho trẻ ăn ngay vì đây là lúc trẻ cảm thấy ngon miệng nhất và sẽ ăn được nhiều. Khi đã biết được thời điểm bé thường hay đói, bạn nên điều chỉnh lại giờ ăn cho phù hợp
17 – Sắp xếp các bữa chính và bữa phụ cách nhau 2-3 giờ để trẻ có cơ hội “đói”.
18 – Nếu trẻ có dấu hiệu ăn lâu, hãy kiên trì chờ đợi trẻ. Mặc dù trẻ ăn lâu, thời gian kéo dài nhưng không có nghĩa là chúng biếng ăn. Vì vậy, dù trẻ ăn lâu nhưng vẫn hết thức ăn trong bát còn hơn là thúc giục, quát mắng trẻ khiến chúng bỏ bữa, ăn ít đi.
Sử dụng nước, sữa và bổ sung thực phẩm hợp lý ngoài bữa ăn chính
19 – Nên cho bé uống nước sau bữa ăn. Không nên để trẻ có thói quen vừa ăn vừa uống trong bữa ăn vì sẽ khiến trẻ nhanh no hơn nhưng lượng thức ăn nạp vào cơ thể lại ít hơn.
20 – Bổ sung thêm các yếu tố vi lượng hoặc sử dụng sữa, siro hỗ trợ dành cho trẻ biếng ăn.
Trị biếng ăn cho con đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại ở các mẹ mới có thể thành công. Bổ Tỳ An hy vọng những lưu ý trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc và nuôi dạy con. Nếu có bất kì thắc mắc về biện pháp cho trẻ biếng ăn, vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Chúc các mẹ thành công!